Đăng ký nhãn hiệu quốc tế: Thủ tục, chi phí và những lưu ý quan trọng

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là một trong các hình thức để bảo hộ độc quyền nhãn hiệu khi đưa sản phẩm, dịch vụ ra môi trường quốc tế. Vậy điều kiện đăng ký là gì? Thủ tục như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật và kế toán An Khang sẽ hướng dẫn chi tiết vấn đề này.

Giới thiệu về nhãn hiệu quốc tế

Khái niệm nhãn hiệu, nhãn hiệu quốc tế và đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào? Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ thế nào là nhãn hiệu và nhãn hiệu quốc tế.

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng.

Giới thiệu về nhãn hiệu quốc tế
Giới thiệu về nhãn hiệu quốc tế

Theo đó, nhãn hiệu quốc tế được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau trên thị trường quốc tế.

Như vậy, đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới để nhằm mục đích giúp chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam có thể mở rộng phạm vi kinh doanh. Đồng thời, thông qua đó tránh hành vi xâm phạm nhãn hiệu của bên thứ 3 tại quốc gia đó.

Ví dụ: Công ty Cổ phần A có trụ sở chính tại Việt Nam. Hàng hoá do A sản xuất được xuất khẩu và tiêu thụ tại Nhật Ban. Theo đó, A đăng ký nhãn hiệu này tại Nhật Bản để tránh bị bên khác xâm phạm nhãn hiệu của mình tại Nhật.

Lợi ích của việc bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế đem lại nhiều lợi ích cho chủ thể đăng ký, cụ thể:

  • Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại quốc gia mình đăng ký và tránh được mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào tại nước sở tại.
  • Tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.
  • Có thể chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc cho phép bên thứ 3 sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở có thu phí sử dụng.
  • Có quyền ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký cụ thể như việc làm giả, làm nhái sản phẩm mang nhãn hiệu.
  • Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Các hệ thống bảo hộ nhãn hiệu quốc tế (Madrid,…)

Các hệ thống bảo hộ nhãn hiệu quốc tế hiện nay như đăng ký nhãn hiệu theo:

  • Thoả ước Madrid
  • Nghị định thư Madrid

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Để được bảo hộ nhãn hiệu quốc tế thì nhãn hiệu đăng ký cần phải thoả mãn các điều kiện sau:

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu quốc tế
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu quốc tế
  • Nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam
  • Nhãn hiệu đáp ứng các yêu cầu về tính mới, tính khác biệt

Theo đó, để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam cũng đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 như sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Việc đăng ký nhãn hiệu hiệu quốc tế tùy theo từng hình thức sẽ có cách thực hiện khác nhau, cụ thể:

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Theo Hệ thống Madrid

Về hồ sơ: 

Hồ sơ cần chuẩn bị nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid gồm:

  • Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid);
  • Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp – Bản sao công chứng (nếu là tổ chức);
  • Bản sao công chứng hộ chiếu (nếu là cá nhân);
  • Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam);
  • Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
  • Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid được thực hiện theo 04 bước sau:

Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (không bắt buộc)

Trước khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp nên thực hiện tra cứu để kiểm tra khả năng đăng ký của nhãn hiệu quốc tế. Điều này giúp tránh rủi ro đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối do trùng lặp với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng quốc gia.

Sau khi đảm bảo nhãn hiệu không gặp vấn đề trên, chủ đơn có thể tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thông qua Cục Sở hữu Trí tuệ.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ nộp đơn sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu khả thi

Thời gian chuẩn bị hồ sơ nộp đơn là từ 3 đến 5 ngày làm việc tính từ khi đầy đủ thông tin và tài liệu được khách hàng cung cấp.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được nộp tại Văn phòng Quốc tế thông qua Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định và chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho Văn phòng Quốc tế của WIPO trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ.

Bước 4: Theo dõi tiến trình đơn đăng ký nhãn hiệu

Nếu WIPO nhận được đơn đăng ký trong thời hạn không quá 2 tháng từ ngày nộp đơn tại Cục Sở hữu Trí tuệ, thì ngày nộp đơn quốc tế được xem xét là ngày nộp đơn tại Việt Nam. Trong trường hợp quá hạn 2 tháng, ngày nhận đơn tại Văn phòng Quốc tế được tính là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

WIPO sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu, nếu đơn hợp lệ sẽ dịch sang các ngôn ngữ khác và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó, đơn đăng ký sẽ được gửi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia thành viên được chỉ định bảo hộ. Đồng thời, đặt ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định nội dung là 12 tháng (theo Thỏa ước) hoặc 18 tháng (theo Nghị định thư) để các quốc gia đó tiến hành xem xét. Nếu quá thời hạn mà WIPO không nhận được phản hồi, nhãn hiệu sẽ tự động được xem là có hiệu lực tại quốc gia đó.

Nộp đơn đăng ký qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được nộp cho Văn phòng quốc tế của WIPO thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định và chuyển đơn đăng ký cho Văn phòng quốc tế trong 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ.

Bước 2: Thẩm định đơn

Trường hợp WIPO nhận được đơn đăng ký trong thời hạn không quá 02 tháng kể từ ngày nộp đơn ở Cục Sở hữu trí tuệ thì ngày nộp đơn quốc tế được tính là ngày nộp đơn tại Việt Nam. Trường hợp quá 02 tháng, ngày nhận đơn tại Văn phòng quốc tế được tính là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

WIPO thẩm định hình thức đơn, nếu hợp lệ thì đơn đăng ký sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó, đơn đăng ký được gửi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia thành viên được chỉ định bảo hộ và ấn định ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định để các quốc gia đó xem xét.

Nếu quá thời hạn thẩm định mà WIPO không nhận được bất kỳ phản hồi nào thì nhãn hiệu được coi là có hiệu lực ở các quốc gia đó.

Bước 3: Thông báo kết quả nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại từng quốc gia

Về hồ sơ

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại từng quốc gia cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
  • Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh);
  • Thông tin người nộp đơn (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh);
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
  • Giấy ủy quyền.

Về trình tự thực hiện

Về cơ bản việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế các quốc gia đều trải qua 05 bước sau:

  • Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
  • Bước 2: Xem xét hình thức đơn;
  • Bước 3: Công bố đơn;
  • Bước 4: Xem xét nội dung;
  • Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Thời hạn xử lý: Các quốc gia đều có thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế trong khoảng từ 12 đến 24 tháng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Phần lớn các quốc gia đều bảo vệ nhãn hiệu với thời hạn bảo hộ kéo dài trong vòng 10 năm và có thể được gia hạn nhiều lần.

Phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Khi bảo hộ thương hiệu toàn cầu, chúng ta cần lưu ý đến các vấn đề có liên quan, từ quyền ưu tiên khi nộp đơn, đại diện sở hữu công nghiệp, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu.

Phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Quyền ưu tiên

Theo Luật về sản xuất và hàng hóa được thông qua tại Pháp vào ngày 23 tháng 06 năm 1857 bao gồm khoảng 30 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Hong Kong, Singapore, Ấn Độ, Israel, Malaysia, Nam Phi,…  các quốc gia này xây dựng pháp luật Sở hữu trí tuệ dựa trên nguyên tắc “lần đầu tiên sử dụng” (first-to-use) và hiện nay, nguyên tắc này vẫn áp dụng ở các nước này. Do đó, quyền sở hữu và đăng ký nhãn hiệu tại những quốc gia này được ưu tiên cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu thay vì người đầu tiên nộp đơn đăng ký trước như ở Việt Nam.

Vì thế, khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại những quốc gia áp dụng nguyên tắc “first-to-use”, chủ đơn cần chuẩn bị thêm hồ sơ đăng ký cần được xác định rõ cơ sở đăng k như sau:

  • Nhãn hiệu đã được sử dụng (Use-in-commerce);
  • Có dự định sử dụng nhãn hiệu (Intent-to-use);
  • Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài (Intent-to-use based on existing foreign registration);
  • Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài (Intent-to-use based on pending foreign registration).

Các chủ đơn đăng ký sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký dựa trên một trong các cơ sở trên hoặc kết hợp các cơ sở khác để đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Đại diện sở hữu công nghiệp

Doanh nghiệp có đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại quốc gia mà họ đăng ký. Điều này giúp tránh được các hành vi xâm phạm quyền, làm nhái hay làm giả đối với nhãn hiệu đã được đăng ký tại quốc gia nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Thời hạn bảo hộ

Thời hạn bảo hộ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

So sánh bảo hộ nhãn hiệu quốc tế và trong nước

Giữa bảo hộ nhãn hiệu quốc tế và bảo hộ nhãn hiệu trong nước có những điểm giống và khác nhau:

So sánh bảo hộ nhãn hiệu quốc tế và trong nước
So sánh bảo hộ nhãn hiệu quốc tế và trong nước

Về điểm giống nhau: 

Đều hướng tới mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tránh tình trạng sử dụng trái phép nhãn hiệu, tăng cường nhận diện thương hiệu…

Về điểm khác nhau:

Tiêu chí Bảo hộ nhãn hiệu trong nước Bảo hộ nhãn hiệu quốc tế
Phạm vi bảo hộ Chỉ giới hạn trong lãnh thổ quốc gia nơi nhãn hiệu được đăng ký. Mở rộng ra nhiều quốc gia thông qua hệ thống Madrid
Thủ tục đăng ký Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam).

Thời gian xét duyệt và cấp giấy chứng nhận thường ngắn hơn so với quốc tế.

Có thể nộp đơn thông qua hệ thống quốc tế như Hệ thống Madrid (quản lý bởi WIPO – Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới).

Thời gian xét duyệt có thể dài hơn do phải qua nhiều quốc gia. Quy trình bao gồm nộp đơn cơ sở tại quốc gia gốc và sau đó là yêu cầu bảo hộ quốc tế.

Chi phí Thấp hơn Cao hơn

Kết luận

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề đăng ký nhãn hiệu quốc tế để bản đọc tham khảo. Qua đó giúp bạn hiểu rõ về lợi ích cũng như thủ tục và điểm khác nhau giữa bảo hộ nhãn hiệu quốc tế so với bảo hộ nhãn hiệu trong nước. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này và các vấn đề có liên quan hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật và kế toán An Khang để được hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng liên hệ đến hotline 076.9063.686 để hoặc truy cập vào website để nhận tư vấn hỗ trợ từ chúng tôi. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *