I.CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG HẠNG II,III

  • ĐIỀU KIỆN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG HẠNG II,III

Tốt nghiệp đại học/ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành được ghi trong chứng chỉ.

* Cần có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam nếu bạn là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

* Có đầy đủ năng lực dân sự, sức khỏe theo quy định của pháp luật.

* Có số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và tham gia các công việc có nội dung phù hợp với nội dung trong chứng chỉ hành nghề.

  • THÀNH PHẦN HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG HẠNG II,III

a- Đơn đề nghị cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 

b- 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng 

c- Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu: Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai 

d- Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp là cá nhân người nước ngoài 

e- Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 

f- Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu: Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề    

 

Chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ hành nghề xây dựng

Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II

II.CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG I

  • ĐIỀU KIỆN XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG I
  1. Điều kiện chung đối với cá nhân xin nâng hạng chứng chỉ hành nghề:
    – Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép
    cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
    – Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.
  2. Điều kiện riêng đối với từng lĩnh vực đề nghị xin nâng hạng chứng chỉ hành nghềhoạt động xây dựng:
    (1) Cá nhân hành nghề khảo sát xây dựng:
    – Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp I trở lên hoặc 03 công trình từ cấp II trở lên.
    (2) Cá nhân hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng:
    – Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
    (3) Cá nhân hành nghề thiết kế xây dựng công trình:
    – Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên.
    (4) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng:
    – Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
    (5) Cá nhân hành nghề định giá xây dựng:
    – Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên.
    (6) Cá nhân hành nghề quản lý dự án:
    – Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên.
  • THÀNH PHẦN HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG HẠNG I

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 1 Phụ lục số IV Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.
– 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
– Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu: Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu: Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;
– Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu: Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài
– Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề..

Chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ hành nghề xây dựng

Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II

III.CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

  • ĐIỀU KIỆN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

 Căn cứ Điều 28 Luật Kiến trúc 2019 quy định về điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc như sau:

– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

+ Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;

+ Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;

+ Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

– Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

+ Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;

+ Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;

+ Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.

– Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Kiến trúc 2019.

– Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Kiến trúc 2019.

  • THÀNH PHẦN HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC

Tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm:

(a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

(b) Văn bằng giáo dục đại học do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với nội dung chứng chỉ đề nghị cấp; 

Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

(c) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận.

Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;

(d) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;

(e) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu còn hiệu lực;

(f) Các tài liệu (b), (c), (d) nêu trên phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Mẫu chứng chỉ hành nghề kiến trúc

IV.CÁC CHỨNG NHẬN CƠ BẢN

  • Bồi dưỡng chỉ huy trưởng

Bồi dưỡng Chỉ huy trưởng:

Một công trình xây dựng được hoàn thiện mĩ mãn phải tập hợp rất nhiều yếu tố. Để quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng tốt nhất pải nói đến người chỉ huy trưởng công trình.

Vị trí Chỉ huy trưởng công trường thường là một người có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và quản lý dự án xây dựng.

Vị trí này có thể được giao cho một kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc người có kinh nghiệm tương tự trong ngành xây dựng. Chức vụ này thường đòi hỏi kiến thức về các quy định và tiêu chuẩn xây dựng, khả năng quản lý dự án, và khả năng làm việc với một đội ngũ nhân viên và công nhân.

Chỉ huy trưởng công trường có nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động xây dựng trên công trường, đảm bảo tuân thủ kế hoạch, ngân sách, và đảm bảo an toàn cho tất cả những người tham gia vào dự án. Họ phải theo dõi tiến độ công việc, giám sát hiệu suất công nhân và nhân viên, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết, và đảm bảo rằng tất cả công việc xây dựng được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng.

Chỉ huy trưởng phải được đào tạo bài bản và có chứng nhận bồi dưỡng chỉ huy trưởng công trình. Đây là chứng nhận quan trọng để đảm bảo ứng viên hiểu về quy trình làm việc.

Mẫu bồi dưỡng chỉ huy trưởng

  • Chứng nhận an toàn lao động:

Thẻ an toàn lao động là một loại chứng nhận được cấp cho người lao động để chứng minh họ đã hoàn thành khóa đào tạo an toàn lao động và đạt yêu cầu.

Mục đích là bằng chứng chứng minh người lao động có đủ điều kiện, kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân và thực hiện công việc một cách an toàn, hiệu quả.

Các đối tượng tham gia khoá đào tạo an toàn lao động theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP bao gồm:

– Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

– Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

– Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

– Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

– Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

– Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

Giấy chứng nhận huấn luyện vệ sinh an toàn lao động

  • Chứng nhận vận hành tòa nhà:

Chứng nhận quản lý tòa nhà chung cư được quy định tại khoản 1 điều 150 Luật nhà ở số 27/2023 có hiệu lực từ Ngày 01/08/2024  là chứng nhận bắt buộc dành cho người quản lý, nhân viên trực tiếp tham gia công tác quản lý vận hành của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật điện, nước, phòng cháy, chữa cháy, vận hành trang thiết bị gắn với nhà chung cư và phải có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

Chứng nhận quản lý vận hành chung cư có giá trị pháp lý trong việc quản lý vận hành các loại hình tòa nhà. Bất kỳ tòa chung cư đơn thuần, hay tòa nhà văn phòng cho thuê, tòa nhà phức hợp, siêu thị, trung tâm thương mại, tòa nhà bệnh viện….. đều chỉ cần đều cần có chứng nhận quản lý tòa nhà chung cư theo thông tư 27/2023/QH có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.

Theo quy định tại 05/2024/TT-BXD, Chứng nhận quản lý vận hành chung cư có giá trị 05 năm và do các đơn vị được bộ xây dựng cấp phép đào tạo quản lý vận hành chung cư đào tạo và cấp chứng chỉ. Chứng nhận này dành cho 2 đối tượng khác nhau trong tòa nhà gồm ban quản lý và ban quản trị tòa nhà.

Giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư

  • Chứng nhận PCCC:

a . Đối tượng thuộc diện cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy 

Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy) theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

– Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;

– Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

b- Các loại chứng nhận PCCC khác nhau

Chứng nhận phòng cháy chữa cháy

5/5 - (1 bình chọn)